TOP 5 BÀI HỌC TỪ CUỐN SÁCH CHA GIÀU CHA NGHÈO

Cuốn sách cha giàu cha nghèo – ” Rich dad, Poor Dad ” là tựa sách bán chạy của doanh nhân người Mỹ Robert Kiyosaki. Cuốn sách xoay quanh các vấn đề quản lí tài chính, đầu tư và dạy con làm giàu từ tuổi nhỏ. Hiện “cha giàu, cha nghèo” đã xuất bản 13 tập, có mặt trên gần 100 quốc gia với 45 thứ tiếng khác nhau, thu hút được nhiều bàn luật xung quanh. Cuốn sách đưa ra 5 bài học đắt giá về quan niệm quản lí tiền bạn mà bạn có thể tham khảo.

PHÂN BIỆT TIÊU SẢN VÀ TÀI SẢN

Tài sản là những thứ có thể giúp bạn tăng thêm thu nhập còn tiêu sản là những thứ có thể lấy tiền từ trong túi của bạn

TOP 5 BÀI HỌC TỪ CUỐN SÁCH CHA GIÀU CHA NGHÈO

Người giàu đi mua tài sản, thay vì những khoản nợ 

Bài học đắt giá đầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách cha giàu cha nghèo “Người giàu họ đi mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ đó là tài sản, người nghèo thì chỉ toàn chi phí”. Tài sản ở đây bạn có thể hiểu là cổ phiếu, trái phiếu, mang lại cho bạn nguồn thu nhập khủng 

Trong cuốn sách cũng chỉ ra rằng, chỉ với một ngôi nhà nhưng nếu bạn là người làm lĩnh vực bất động sản, bạn mua và cho cho thuê thì sẽ mang lại thu nhập, điều đó gọi là tài sản. Cũng là căn nhà đó, bạn mua ở cả đời, hàng năm phải chi tiền để tu sửa, không mang lại bất cứ đồng tiền nào mà còn rút tiền từ túi bạn ra là tiêu sản nhưng nhiều người nhầm đó là tài sản. 

Thông minh trong cách đầu tư

Cùng là một vật nhưng nếu bạn sử dụng đúng cách và nhìn theo chiều hướng khác nhau thì sẽ cho ra kết quả khác nhau. Cuốn sách cho người đọc cái nhìn cụ thể hơn : Trước khi mình bỏ tiền mua một cái gì đó, liệu nó là tiêu sản hay tài sản ? Nó có sản sinh ra tiền cho mình không hay là lấy tiền của mình đi ? 

CHI TIÊU CÓ KẾ HOẠCH

Cuốn sách phân biệt cách người giàu và người nghèo tiêu tiền. 

TOP 5 BÀI HỌC TỪ CUỐN SÁCH CHA GIÀU CHA NGHÈO

Chi tiêu dựa theo cảm xúc hay lí trí?

Một ví dụ cụ thể cho câu hỏi này là :Thương hiệu đồ áo, mỹ phẩm này mới cho ra sản phẩm mới , bạn mua vì phong trào hay bạn mua sau khi đã tính toán kĩ lưỡng, suy nghĩ đắt đo ? 

Sự sợ hãi và lòng tham trong cuốn sách “cha giàu cha nghèo”

Có 2 yếu tố khiến bạn mãi không giàu được là sự sợ hãi và lòng tham. Khi các bạn không có tiền, bạn sẽ cảm thấy lo sợ, tìm cách để kiếm ra tiền. Trong thời gian làm việc bạn lại lo nghĩ, sau khi nhận lương mình  sẽ ăn cái này, mua cái kia. Khi có tiền bạn sẽ chi tiêu theo những gì mình mong đợi trước đó và mong chóng hết tiền. Lòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại từ tháng này qua tháng nọ 

Do đó, trước khi chi tiêu bất cứ cái gì cuốn sách “cha giàu, cha nghèo” nhắc bạn rằng hãy suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ thứ bạn muốn và thứ bạn cần 

LUÔN ĐẶT BẢN THÂN LÊN ĐẦU

Một điều không phải ai cũng biết đó là các doanh nghiệp, các công ty lớn chỉ phải đóng thuế dựa trên số tiền dư khi trừ tổng thu nhập và các khoản chi tiêu . Trong khi các bạn là người tiêu dùng, các bạn cũng nên đóng thuế khi chia tiêu cho bạn thân các bạn.

Ở nước ngoài bạn phải đóng thuế trước số dư còn lại là lương

Các công ty họ trả tiền lương cho các nhân viên, sau đó họ mới đóng thuế dựa vào mức dư còn lại. Còn với số tiền bạn nhận được, bạn phải đóng thuế trước còn số dư còn lại là lương của bạn. Sẽ có nhiều người thắc mắc, điều này liệu có công bằng không ? Thì đó hoàn toàn có nhé. 

Trả cho bản thân đầu tiên trước khi suy nghĩ đến thứ khác 

Đừng lấy đây làm một điều tiêu cực mà hãy lấy đây là ví dụ. Chi tiêu cho bản thân trước khi chi tiêu cho những thứ khác. Chi tiêu cho bẩn thân ở đây không có nghĩa là mua Iphone, đi mall,.. mà là đầu tư cho bản thân, đầu tư tài sản sinh lời.

LUÔN BIẾT NẮM BẮT CƠ HỘI

Cơ hội luôn hiện hữu trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn có biết tận dụng nó hay không thôi

TOP 5 BÀI HỌC TỪ CUỐN SÁCH CHA GIÀU CHA NGHÈO

Cơ hội xuất phát từ suy nghĩ 

Kiyosaki có câu nói vô cùng nổi tiếng trong cuốn sách cha giàu cha nghèo rằng “Người giàu biết cách tạo ra tiền. Sự quan sát không tạo cho bạn cơ hội mà từ trong những suy nghĩ. Bạn cần phải học được cách nhận biết các cơ hội” 

Người cha giàu cấm con nói câu: “Tôi không thể làm được điều đó ”. Thay vào đó, ông hướng con nghĩ đến câu hỏi: “ Bằng cách nào tôi có thể đạt được điều đó” 

Luôn bắt bản thân trả lời những câu hỏi để thành công 

Chỉ trong suy nghĩ thôi cũng đã thể hiện bạn có thái độ như thế nào với một việc. Thay vì chối bỏ khó khăn và chịu nhấn chìm trước cơ hội, thay vì trả lời ” không được”, “không thể’ , hãy đặt câu hỏi ” tại sao”, ” như thế nào ” để kích thích khả năng tư duy và từ đấy bạn sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề 

KHỞI ĐẦU BẰNG 10 BƯỚC

Tất cả hiện tượng, việc làm đều có bước khởi đầu, có thể đây là nền móng vững chắc hay chỉ là sự bồng bột của người đầu tư ? Trong cuốn sách, tác giả gợi ý cho bạn 10 bước bắt đầu cơ bản để có thể ” học làm giàu “

  • Bước 1 : Xác định mục tiêu cao hơn mức bạn đang có để phấn đấu, vượt qua khó khăn 
  • Bước 2 : Hướng suy nghĩ làm giàu vào mỗi ngày. Hãy đầu tư kĩ lưỡng vào việc học trước khi bắt đầu làm giàu 
  • Bước 3 : Luôn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm 
  • Bước 4 : Chọn cho mình một lĩnh vực, công thức thành công phù hợp 
  • Bước 5 : Hãy trả tiền cho bản thân mình đầu tiên khi có được tiền . Trong trường hợp có vấn đề về tài chính , hãy tìm cách để kiếm ra tiền mới trả nợ và không được đụng đến tài sản 
  • Bước 6 : Chi chơi với bạn tốt, nhà đầu tư giỏi và chi trả cho họ xứng đáng 
  • Bước 7 : Có kiến thức, quan tâm đến tiền sinh lời và các nguồn lợi nhuận khác 
  • Bước 8 : Luôn giữ cho mình suy nghĩ tài sản sẽ sinh lời, Từ tài sản sẽ sinh ra những vật dụng mà ta hằng mong ước để cố gắng 
  • Bước 9 : Khi bắt đầu làm bất cứ việc gì, hãy nghĩ đến những người thành công trong lĩnh vực đó để được truyền cảm hứng và suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về công việc đang thực hiện 
  • Bước 10 : Cho đi và nhận lại, lan tỏa kiến thức cũng là lúc chính chúng ta đang học được những bài học đắt giá 

Sự đầu tư cho sách hay cũng chính là đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Hi vọng 5 bài học từ cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” ,mà Golist rút ra có thể giúp ích cho bạn trên con đường thành công phía trước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *